TINH THẦN CỐ KẾT DÂN TỘC TỪ TRIẾT LÝ ĐẾN THỰC TIỄN

Cũng như mọi quốc gia và vùng lãnh thổ lâu đời, văn hóa Việt Nam mở đầu bằng hình thái folklore, một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh, rất khó chuyển ngữ, tương ứng một cách khả dĩ với văn hóa dân gian (VHDG). Gọi là khả dĩ vì cái lằn ranh giới giữa folklore và VHDG chưa bao giờ có quan niệm rạch ròi giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó có sự co giãn của ngữ nghĩa và nhất là phân kỳ giai đoạn.

Trên thế giới hiện nay, hầu như đâu đâu cũng dùng thuật ngữ Folklore khi nói về giai đoạn văn hóa sơ khai, hoặc cái sơ khai song hành với hình thái văn hóa của các cộng đồng người trong quá trình chuyển hóa mạnh mẽ thành đẳng cấp và giai tầng xã hội.

VHDG vùng địa danh Thăng Long hình thành từ thời nhà Lý, song trước hết là tiếp nối dòng chảy hình thái văn hóa của tiền nhân. Hai triều đại Đinh - Lê trước đó, do bước đầu xây dựng nền tự chủ, địa thế kinh đô hạn hẹp, thể chế vương triều mới manh nha, lại bị giặc Tống lăm le xâm lược, nhất là nội bộ hoàng tộc rối ren đi đến chỗ sát hại tranh giành ngôi báu, nên tồn tại không dài ngày. Tình hình ấy làm sao có thể phát triển văn hóa!

Thăng Long tuy không là kinh đô đầu tiên của các triều đại phong kiến Việt Nam nhưng là kinh đô đầu tiên của quốc gia mang tên Đại Việt, mà Đại Việt là nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta, trước khi xuất hiện nền văn minh hiện đại sau này. Mặt khác, do kinh đô tọa vị trên vùng địa danh thuận lợi, như chiếu dời đô của Lý Thái Tổ từ Hoa Lư về Đại La đã ghi rõ, nên văn hóa có điều kiện phát triển, tạo những tiền đề cơ bản cho văn hóa các triều đại sau, kể cả giai đoạn kinh đô chuyển vào Phú Xuân - Huế trong thời nhà Nguyễn.

Từ thời Lý,cư dân vùng kinh kỳ Thăng Long đã biết nhiều về kho tàng VHDG từ thời đại các vua Hùng được tồn tại kế tiếp ở các giai đoạn sau, nổi rõ nhất là thần thoại và truyền thuyết. Các loại hình folklore ấy từng vượt thử thách trước mưu mô kẻ thù quyết đồng hóa dân ta về mọi mặt, suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc. Đó là sức sống tự thân trong ý thức bảo vệ tiếng nói của cộng đồng; và nhờ thế, biết bản địa hóa tiếng Hán được tham nhập, tạo thành ngôn từ Hán - Việt ngày một phong phú và tinh tế, có khả năng diễn đạt nhiều nội dung sự việc, chuyện kể không kém phần phức tạp. Thần thoại, truyền thuyết được lan rộng là do truyền miệng và giữ lại trong lòng người bởi những giá trị nhân văn gắn với giai đoạn sơ khai ấy.

Bất cứ một nghiên cứu khoa học nào cũng quy về cơ sở triết học của những vấn đề được đặt ra, vì triết học là phương pháp luận của khoa học, nhất là với các khoa học xã hội và nhân văn. Nếu thiếu cơ sở đó thì mọi quy kết vào văn hóa chỉ là chắp vá. Thời đại các vua Hùng chưa có hệ tư tưởng chính thống, vì ở giai đoạn sơ khai, song có triết lý đạo đồng sâu sắc về cội nguồn Âu Lạc, về lòng tự hào con cháu rồng tiên, về nhu cầu đùm bọc, gắn bó, đặc biệt là ý thức chống trả quyết liệt mọi kẻ thù hung hãn. Làm sao không cố kết khi con người từ các thị tộc riêng lẻ liên minh thành bộ tộc hùng mạnh, để trở thành nhà nước Văn Lang non trẻ với thể chế Quan Lang, Mị Nương, với bao tập tục mang tính ước lệ của cư dân nông nghiệp.

Thời đại các vua Hùng đã dành cho mẹ dưới khái niệm mẫu một vị trí cao sang, bởi mẹ là tất cả cội nguồn sinh sản; con tản mát đi đâu mẹ theo con đến đó, tạo ra sự sùng kính đa dạng: mẫu vùng thượng ngàn, vùng trung châu và vùng sông nước. Phải chăng đó là biến thể của mẹ Âu Cơ?.

Con người thuở ấy mới có ý niệm về tinh thần cố kết mang tính đại đồng mà chưa thể nhận thức được thế giới bao quanh, thường lo sợ trước sức mạnh của giới tự nhiên, và bằng chiêm nghiệm bản thân (giấc mơ), đi đến quan niệm rằng con người tùy thuộc vào một yếu tố phi vật chất là hồn linh. Đó là cơ sở để con người siêu thực hóa thực tế bao quanh, siêu nhân hóa nhân vật tiêu biểu và không tránh khỏi ảo tưởng hóa về những điều cầu xin hồn linh phù trợ. Nhưng ý nghĩa tích cực và sâu xa nhất của thần thoại và truyền thuyết thời đại các vua Hùng là giới tự nhiên và toàn bộ thế giới được thần thoại hóa bằng những hình ảnh và hình tượng con người được tưởng tượng ra, với nhãn quan cộng đồng được khu biệt vào một địa hình sông núi. Nó là tiền đề và cũng là cơ sở ban đầu để hình thành các đặc điểm và tính chất dân tộc về sau.

Tiếp nối và nâng cao văn hóa truyền thống theo trình độ của nền văn hóa dân tộc đang thời phục hưng, là một trong những mặt nổi của triều Lý. Không triều đại nào trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, các vị thánh được tôn vinh như triều đại này. Triều Lý phong thánh cho các thần tiêu biểu trong thần thoại và truyền thuyết thành tứ bt t (Thánh Mẫu, Thánh Dóng, Thánh Tản, Thánh Chử Đồng Tử); đồng thời qua hồn linh báo mộng, phong thánh cho các vị thần có công bảo vệ và xây dựng kinh đô thành tứ trn Thăng Long (Linh Lang, Long Đỗ, Huyền Thiên Trấn Vũ, Cao Sơn Đại vương). Triều Lý cũng thánh hóa Khổng Tử khi tiếp nhận Nho học và Văn miếu được xây dựng; thậm chí thánh hóa người đàn bà liều chết để bảo vệ Kho lương thực quốc gia (bà Chúa kho). Đó là chưa kể các thánh ngoài Kinh đô: Sơn Tây, Hưng Yên, Bắc Giang, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa và Nghệ An... Cũng từ triều Lý, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được khẳng định là bắt đầu từ Phù Đổng thiên vương (thánh Dóng): đưa bé mới lên ba, bằng sức mạnh thiên thần đã chiến thắng giặc xâm lăng và bay về Trời. Nếu Hy Lạp tự hào về thần Prométhée thì Việt Nam tự hào về thánh Dóng.

Thánh là những vị thần kỳ vĩ và thiêng liêng, biểu tượng cao đẹp của đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc đang trên đà vươn tới hưng thịnh. Với ý thức vô tốn Trung Quc, không thua kém nước láng giềng hùng mạnh Trung Quốc về mặt tinh thần, vua quan triều Lý một mặt xây dựng nền quốc học, đề cao bậc hiền tài, mặt khác tôn đạo Phật thành quốc giáo, kích thích triết thuyết nhân bản phương Đông... Việc đề cao các thánh và thánh hóa nhân thần, tuy siêu hình và trừu tượng, song cái thiêng từ cảm thức tâm linh có tác dụng khẳng định tư tưởng quốc gia Đại Việt. Ý thức tôn vinh đó từ triều Lý còn ảnh hưởng lâu dài tới các đời kế tiếp. Sau ba lần chiến thắng giặc ngoại xâm Nguyên - Mông, Trần Quốc Tuấn được phong Hưng Đạo đại vương, Thăng Long và nhiều nơi trong nước đều có đền thờ thánh Trần. Ngay cả giữa Sài Gòn sau này, đền thờ đức thánh Trần quanh năm hương khói khi hòn ngọc Vin Đông bị thực dân Pháp thống trị. Xem thế đủ biết rằng, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có nguồn gốc từ thánh Dóng đã trở thành sức mạnh của dân tộc biết chừng nào, dù con dân nước Việt sinh tụ ở nơi đâu. Tình cảm cố kết cộng đồng đã là nền tảng vững chắc cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được nhân lên theo tiến trình lịch sử.

Từ ý niệm cố kết theo triết lý đại đồng phản ánh trong thần thoại và truyền thuyết, đã dẫn đến thực tiễn cố kết trong các cộng đồng dân tộc từ thấp đến cao, từ địa bàn trung du nhỏ bé đến các địa danh được rộng mở theo địa hình quốc gia. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam, ý thức cố kết đã giữ một vai trò chính yếu: tứ hi giai huynh đ; gà cùng một m ch h đá nhau; mt cây làm chng nên non, ba cây chm li nên hòn núi cao... Nó đã trở thành triết lý truyền thống của Việt Nam và đã được tôi luyện theo quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Có thứ triết lý nào lại tách rời hệ tư tưởng triết học đượm tính nhân văn? Và sau đây là một thực tiễn cụ thể khác của triết lý cố kết ấy.

Văn hóa làng trong xây dựng văn hóa cơ sở mà chúng ta đang tiến hành từ nhiều năm qua, là có nguồn gốc từ khái niệm hương thời nhà Lý, khi bộ máy hành chính được thiết lập trong toàn cõi Đại Việt. Hương có nghĩa là làng, từ đó dẫn đến thể chế nhà - làng - nước trong đời nhà Trần. Mỗi làng thờ một vị nhân thần được phong làm thần hoàng. Đó là vị phúc thần của dân ấp dân lân, dù cội nguồn dòng họ bất cứ đâu, cùng sinh sống trên một địa bàn cụ thể, hợp thành làng. Hàng năm vào dịp xuân thu, với lòng thành kính sâu xa, dưới hình thức cầu an hoặc cầu siêu tịnh độ, dân làng tế lễ tôn nghiêm vị thần che chở cho dân và là sợi dây vô hình kết nối cộng đồng. Nghi lễ ở đây như vượt ra ngoài thuyết linh hồn luận khi liên hệ một số tín ngưỡng nào đó, bởi thần hoàng là những người có công với nước: hoặc từng xông pha trận mạc, hoặc sáng lập một địa danh, hoặc thủy tổ một nghề, hoặc bậc hiền tài trung chính có ảnh hưởng sâu rộng đến nhân cách con người. Các vùng đất mới phương nam gọi các kiểu nhân vật trên là tiền hin theo phương ngữ vùng miền, nhưng từ trong tiềm thức vẫn là thần hoàng của cộng đồng làng xã.

Phần lớn các làng ở Việt Nam đều có hương ước, nó được manh nha từ đời Lý, phát triển rõ nét trong đời Trần và phát triển mạnh các giai đoạn về sau, kể cả thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nó là quy tắc ứng xử của con người trong mối quan hệ với cộng đồng về nhiều mặt, đó cũng là ý thức và trách nhiệm công dân đối với thần hoàng, tiên tổ... Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một ít nơi trong vùng tự do đã biến hương ước thành quy ước thi đua về tòng quân, nghĩa vụ đóng thuế nông nghiệp, về ủng hộ quỹ binh sĩ mùa đông và dân công tải đạn,...

Hương ước đã trở thành luật tục và mỹ tục, có sức sống lâu dài với thời gian. Xưa cũng như nay, nó tồn tại theo nội hàm: lệ làng - phép nước. Chỉ có điều, trong xã hội hiện tại, do có quá nhiều phong trào được phát động nên hương ước có phần bị mờ nhạt, tuy nó vẫn tồn tại trong tâm thức cộng đồng cư dân. Rất tiếc là có người do nhận thức một chiều về sống và làm vic theo pháp lut đã vội phê phán câu tục ngữ phép vua thua lệ làng là tư tưởng tùy tiện và bảo thủ của nông dân! Đúng là trong nền nông nghiệp lạc hậu lâu đời, có tư tưởng đó ở tầng lớp tiểu nông, nhưng là ở những trường hợp khác, nội dung khác, chứ không phải ở luật tục đã trở thành mỹ tục. Bất cứ quốc gia nào, dù hiện đại và văn minh như thế nào, pháp luật và luật tục của các cộng đồng cư dân vẫn song song tồn tại. Một quốc gia lâu đời và đa dân tộc như Việt Nam, điều đó càng khẳng định. Nghĩa vụ công dân tôn trọng luật pháp và tình cảm ràng buộc, cố kết cộng đồng làng xã là hai mặt khác nhau.

Phê phán câu tục ngữ trên cũng như trong hàng bao nhiêu năm liền người ta luôn chế diễu tính tham ăn của thằng Bm, trong khi đây là đứa bé sớm có ý thức nghèo cho sạch cho thơm, một triết lý dân gian phổ biến trong hương ước làng từ lâu. Thằng Bờm từ chối tất cả mọi cám dỗ về của cải giàu sang để chỉ vui lòng đánh đổi hòn xôi, tương ứng giá trị với chiếc quạt mo mà nó đang sở hữu! Luật tục thành mỹ tục là thế.

Nghiên cứu VHDG không phải chỉ suy diễn, quy nạp theo mức độ cần thiết, mà điều quan trọng hàng đầu, có lẽ cần hiểu biết sâu sắc thời điểm ra đời của những hiện tượng gắn với triết lý cộng đồng trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Cũng có lẽ do thiếu cái cần thiết đó, lại bị xã hội thị trường chi phối, người ta lợi dụng bản sc dân tckhôi phục văn hóa tâm linh, đã tạo ra rất nhiều lễ hội mới và lễ hội tràn lan, gây sự phản cảm về lễ hội, vì nó thô thiển và giả tạo! Trước đây, tế lễ thánh, thần, thần hoàng do hội đồng hào mục hàng xã chủ trì, còn hội làng với những cuộc vui chơi do dân tự tổ chức và chung tay góp sức; còn bây giờ bất cứ lễ nào cũng có hội, do chính quyền địa phương tổ chức và chi tiêu từ ngân sách. Một sự lãng phí được hợp pháp hóa. Vô tình chúng ta làm mất đi sự thành kính thiêng liêng vốn có đối với thánh, thần, tiên tổ, vừa tạo ra sự mỉa mai khi một kiểu nhân vật mù mờ bỗng dưng được phong thần cho phù hợp với lễ hội mới được tạo ra! Người ta cho đó là hiện tượng mê tín thi đi mi. Đó là kiểu thiếu văn hóa trong quản lý văn hóa cơ sở. Và đó cũng là một dạng nhí nhố trong xã hội hiện nay.

Phát triển văn hóa theo tinh thần văn hóa phát triển trong giai đoạn đề cao các hệ giá trị văn hóa dân tộc, là một yêu cầu khách quan. Do đó, không ai đồng nhất giữa loại lễ hội bôi bác với các lễ hội phát huy đặc điểm văn hóa vùng, miền được phát triển nhiều năm gần đây: lễ hội về biển đảo Hạ Long, nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, đờn ca tài tử Bạc Liêu và trái cây miệt vườn Tiền Giang,... Các lễ hội thật sự mang ý nghĩa văn hóa bao giờ cũng có sức hấp dẫn, vì nó không bị biến hình theo mục đích kinh doanh.

        Hãy tr v vi triết lý cha ông trong kho tàng tinh hoa ca người Vit. Hin đi là yếu t và phương tin thúc đy phát trin, song nếu biến hin đi thành lý thuyết hin đi ch nghĩa s sa đà vào mt th tùy tin cũng hin đi, khi cn lý gii nhng vn đ theo thi đim lch s. T triết lý đi đng trong thn thoi, truyn thuyết thi các vua Hùng, dn đến tinh thn c kết cng đng, đến ý thc nhà - làng - nước, đến s m đu ch nghĩa yêu nước là mt đc đim trong bn sc Vit Nam. Bn sc không gì khác hơn là t cht tinh túy ca các cng đng người tr thành dân tc. Nó lan ta t nhiên trong tp tc, sinh hot, trong phương thc ng x, trong ý thc hướng đến cái đp và trong toàn b h giá tr văn hóa truyn thng. Triết lý đó phi được phát trin và thích nghi vi đnh hướng văn hóa đt nước hôm nay.


Nguồn : Tạp chí VHNT số 314, tháng 8-2010

Tác giả : Trường Lưu

;