Hát Xẩm giữa lòng Hà Nội - Chương trình nhỏ mang giá trị lớn

Vào tối ngày 9/5, tại một ngôi nhà cổ nép mình bên hồ Tây, Hà Nội, những âm thanh mộc mạc của đàn nhị, đàn bầu, tiếng sáo trúc và lời ca Xẩm cổ đã khẽ ngân lên, tạo nên một không gian lắng đọng, như đưa người nghe ngược dòng thời gian trở về với quá khứ. Đó là buổi giao lưu giới thiệu nghệ thuật hát Xẩm và âm nhạc dân gian truyền thống, do nhóm Friends of Vietnam Heritage (FVH) phối hợp cùng các nghệ sĩ Xẩm Hà Thành tổ chức. Sự kiện là dịp để nghệ thuật dân gian Việt đến gần hơn với cộng đồng quốc tế đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đồng thời mở ra một cách tiếp cận mới mẻ đối với di sản văn hóa phi vật thể.

Không giống với các buổi biểu diễn chuyên nghiệp có sân khấu hoành tráng hay ánh đèn rực rỡ, chương trình được tổ chức trong một không gian ấm cúng, gần gũi, với quy mô chỉ khoảng 15 khán giả. Nhưng chính sự nhỏ gọn ấy lại trở thành lợi thế, giúp kết nối trực tiếp người nghe với người biểu diễn, tạo nên một trải nghiệm văn hóa sâu sắc, thân mật và đầy chân thành. Sự tương tác gần gũi ấy khiến khán giả không còn cảm giác chỉ là người xem thụ động, mà như đang đồng hành cùng nghệ sĩ trong hành trình kể chuyện bằng âm nhạc dân gian.

1. Nghệ sĩ trẻ Nam Khánh thể hiện tiếng sáo trúc Việt Nam
2. Nghệ sĩ Phạm Trang thể hiện tiếng đàn bầu
3. Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long giới thiệu âm nhạc dân tộc cổ truyền với khán giả

 

Hòa nhịp cùng di sản

Chương trình mở đầu bằng phần chia sẻ ngắn gọn của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long - người đã có nhiều năm miệt mài trong hành trình bảo tồn và phục dựng nghệ thuật hát Xẩm. Với lối dẫn dắt nhẹ nhàng, hài hước mà không kém phần sâu sắc, ông đưa khán giả khám phá hành trình phát triển của Xẩm: từ những nghệ sĩ hát rong nơi chợ quê đến các hình thức gắn liền với đời sống đô thị như Xẩm tàu điện, Xẩm nhà trò. Lời kể không nặng tính học thuật mà như một lời mời đầy thiện chí, khơi gợi trí tò mò và sự đồng cảm với loại hình nghệ thuật này. Không chỉ cung cấp kiến thức, phần chia sẻ còn gợi mở một câu hỏi lớn: làm sao để Xẩm không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong đời sống hiện đại?

Tiếp nối phần dẫn chuyện là chương trình biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Trong ánh đèn vàng dịu, giữa không gian cổ mang phong vị truyền thống, các nghệ sĩ trình diễn loạt tiết mục hòa tấu bằng sáo trúc, đàn nguyệt, đàn nhị và đàn bầu. Những bản nhạc quen thuộc như Cung đàn đất nước hay Việt Nam quê hương tôi được tái hin bng hình thc mc mc, gi trn cht thơ và s thanh khiết ca âm nhc dân gian.

Âm thanh vang lên nh nhàng mà sâu lng. Tiếng sáo ngân nga như dn dt không gian, hòa cùng tiếng đàn nh trm mc và tiếng rung ca đàn bu to nên mt bn giao hưởng tng tng lp lp, va c đin va sng động. Dưới s phi hp tinh tế ca các ngh sĩ, âm nhc không đơn thun là màn trình din, mà tr thành si dây gn kết cm xúc và ký c. Khán gi ngi im phăng phc, nhiu người nhm mt để cm nhn trn vn tng nt nhc. Mt du khách đến t Canada ngi lng bên góc phòng, thnh thong kh gt đầu theo nhp. Mt cô gái Hàn Quc đặt tay lên ngc, mt ngân ngn l khi nhng âm thanh cui cùng tan dn trong không gian.

Bầu không khí lắng đọng được nối tiếp bằng phần trình diễn hát Xẩm của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa - một trong số ít nghệ sĩ chuyên nghiệp còn theo đuổi thể loại này. Mở đầu bằng bài Công cha ngãi mẹ sinh thành, chị cất tiếng hát với chất giọng vang, chắc và đầy truyền cảm, thể hiện rõ kỹ thuật luyến láy đặc trưng của Xẩm. Cùng với tiếng đàn nhị u uẩn, bài hát vang lên vừa thân quen, vừa thấm đẫm cảm xúc.

Tiếp đó, bản Xẩm Tương tư được th hin bng ging hát tha thiết, giàu ni tâm. Dù không hiu tiếng Vit, nhiu khán gi nước ngoài vn nm bt được tinh thn bài hát qua cm xúc mà ngh sĩ truyn ti. Mt cp đôi người Đức ngi bên ca s nm tay nhau sut bui, thnh thong trao nhau ánh mt trìu mến - như th h đang cùng nhau thu hiu mt câu chuyn bng âm nhc. Vi h, Xm không còn xa l mà tr thành cách k chuyn bng âm thanh - chân thc và cm động. Trong khonh khc y, ranh gii gia các nn văn hóa như tan biến, nhường ch cho s đồng điu trong cm xúc.

Đim nhn đặc bit ca chương trình là phn tương tác gia ngh sĩ và khán gi sau phn biu din. Các nhc c dân tc được đưa xung tn tay người xem. Mt v khách người n Độ th chơi đàn nh, nhc c dân gian vn được gi đùa là “violin đùi”. Mt cô gái Hàn Quc háo hc khi được ngh sĩ Phm Trang ch dn cách to ra âm thanh đầu tiên vi đàn bu. Nhng âm thanh lc tông, chênh phô vang lên trong tiếng cười sng khoái và v tay tán thưởng. Mt người đàn ông M, sau nhiu ln th đánh đàn nh nhưng không ra tiếng, bng to được mt nt rung hoàn ho, khiến c căn phòng bt cười thích thú.

Chính những khoảnh khắc ấy đã tạo nên giá trị khác biệt của chương trình: đưa nghệ thuật dân gian từ chỗ “trình diễn” trở thành một trải nghiệm thực tế, nơi nghệ sĩ và người xem đồng hành. Không cần ngôn ngữ chung, không cần ánh hào quang sân khấu, chỉ cần sự thiện chí và âm nhạc là đủ để con người xích lại gần nhau.

Âm nhc truyn thng, trong không gian y, không ch là phn ký c ca dân tc mà còn là nhp cu ni gia con người vi văn hóa. Cách t chc mc mc, s trình din tn tâm và tinh thn ci m đã khiến Xm - mt loi hình tưởng chng xa xôi - tr nên gn gũi và đầy sc sng. Đó cũng chính là tinh thn mà nhóm FVH và các ngh sĩ luôn hướng ti: đưa di sn tr li vi đời sng đương đại.

NSƯT Xuân Hải thể hiện tác phẩm đàn nhị trước khán giả

Khi hát Xẩm vượt ra ngoài biên giới

Một khán giả người Mỹ chia sẻ sau chương trình: “Tôi không hiểu tiếng Việt, nhưng cảm nhận được sự chân thành trong từng giai điệu. Âm nhạc ấy khiến tôi như được kết nối với một nền văn hóa xa lạ mà đầy hấp dẫn.” Một người Ấn Độ khác nói thêm: “Tôi từng xem biểu diễn âm nhạc truyền thống ở nhà hát, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được ngồi sát nghệ sĩ đến vậy, được hỏi han và cảm nhận ánh mắt họ khi biểu diễn. Thật đặc biệt!” Những ấn tượng sâu sắc ấy phản ánh cách mà Xẩm có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, để trở thành một chất liệu giao tiếp mang tính nhân loại.

Những chia sẻ ấy là minh chứng rằng, nếu được tiếp cận đúng cách, nghệ thuật truyền thống Việt hoàn toàn có thể chạm tới trái tim khán giả quốc tế. Những buổi biểu diễn quy mô nhỏ, gần gũi và chân thành có thể mang lại hiệu quả vượt trội hơn cả những sân khấu lớn hay chiến dịch quảng bá rầm rộ. Và điều đó khẳng định: bảo tồn văn hóa không nhất thiết phải gắn với sự hoành tráng, mà cốt lõi là ở cảm xúc và sự kết nối. Thay vì đặt nặng yếu tố trình diễn, sự lan tỏa văn hóa nên bắt đầu từ lòng yêu mến và trải nghiệm trực tiếp.

Những nghệ sĩ như Mai Tuyết Hoa, Nguyễn Quang Long không chỉ biểu diễn mà còn là người gìn giữ, người truyền cảm hứng. Họ không chỉ lưu giữ âm điệu Xẩm mà còn thổi hồn vào đó sức sống mới, để nghệ thuật ấy không nằm yên trong viện bảo tàng hay băng ghi âm cũ, mà được sống tiếp giữa lòng đời thường. Với họ, bảo tồn là làm sống lại, làm mới và đưa di sản về với con người hôm nay. Chính từ tinh thần ấy, các nghệ sĩ đã góp phần mở ra hướng đi mới, kết nối thế hệ trẻ với những giá trị truyền thống bằng ngôn ngữ sáng tạo hiện đại.

Mô hình hoạt động của nhóm FVH cũng là một minh chứng tiêu biểu về cách tổ chức hoạt động văn hóa bền vững và tiết kiệm. Không cần ngân sách lớn, chỉ với một căn phòng nhỏ, vài nghệ sĩ tâm huyết và một nhóm khán giả cởi mở, người ta có thể tạo ra một đêm diễn sâu sắc, đậm hồn Việt. Đây có thể là hướng đi lâu dài để đưa văn hóa Việt ra thế giới - từ chính những điều bình dị, từ chính những cuộc gặp gỡ chân thành. Sự lan tỏa không đến từ quy mô, mà từ chiều sâu trải nghiệm và niềm tin vào giá trị bản địa.

Khi những nốt nhạc cuối cùng lắng xuống, buổi diễn khép lại trong sự lưu luyến của cả người xem và nghệ sĩ. Nhiều khán giả nán lại trò chuyện, xin thông tin để tham gia các sự kiện sau. Dư âm buổi diễn không nằm ở sự hoành tráng, mà ở cảm xúc - cảm xúc về một nền văn hóa đang sống, đang chuyển động và đang được sẻ chia.

Hát Xẩm - từng là tiếng hát rong ruổi nơi phố phường Hà Nội xưa - giờ đây đã tìm được một không gian mới, trong lòng những người yêu văn hóa hôm nay. Không cần sân khấu lớn, không cần truyền thông ồn ào, Xẩm vẫn cất lên tiếng hát đầy chiều sâu cảm xúc trong một buổi tối lặng lẽ bên hồ Tây. Và có lẽ, chính sự giản dị ấy mới là điều khiến di sản này có thể tồn tại bền lâu và tiếp tục được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Bảo tồn không có nghĩa là đóng khung trong viện bảo tàng hay lưu giữ trên những trang sách cũ, mà là làm cho di sản bước ra cuộc sống, đồng hành cùng hơi thở thời đại. Mỗi buổi diễn như thế này - dù nhỏ bé - vẫn góp phần tiếp thêm mạch sống cho văn hóa dân tộc. Trong tiếng đàn nhị, trong giọng hát trầm mặc của Xẩm, là âm thanh của lịch sử, là hơi thở của truyền thống và là li mi gi mi chúng ta tr v vi bn sc Vit đậm đà và vĩnh cu.

 

NGÔ NGỌC MINH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 610, tháng 6-2025

;