Triển lãm "Trời, Non, Nước" hành trình hội họa từ lưu đày

Vua Hàm Nghi bên giá vẽ

 

Từ ngày 24/3 đến 6/4/2025, tại không gian Điện Kiến Trung (Đại Nội Huế), triển lãm “Trời, Non, Nước | Allusive Panorama” chính thức đón công chúng ti tham quan, mở ra một hành trình nghệ thuật đặc biệt: lần đầu tiên 21 tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi (1871-1944) - vị hoàng đế thi sĩ, họa sĩ - được trưng bày ti quê hương. Trin lãm do Tp chí Art Republik Vietnam phi hp cùng Trung tâm Bo tn Di tích C đô Huế và Vin Pháp ti Vit Nam t chc, đồng giám tuyn triển lãm: Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ace Lê - Tổng Biên tập Tạp chí Art Republik và TS Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ năm của Vua Hàm Nghi). Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Vua Hàm Nghi (1871 - 2021) và chào mừng Năm Du lịch Quốc gia 2025, tại TP. Huế.

Sau thất bại của phong trào Cần Vương, Vua Hàm Nghi bị bắt và lưu đày sang Algerie, năm 1889, khi mi 18 tui. T mt v hoàng đế tr tui yêu nước, ông dn tr thành mt ngh sĩđộc nơi đất khách, tìm đến hi ha như mt nơi nương náu ni tâm và th hin bn sc cá nhân. Trong sut hơn bn thp k lưu đày, Vua Hàm Nghi đã sáng tác hàng trăm tác phẩm hội họa, điêu khắc và các tác phẩm nghệ thuật khác.

Ông theo hc hi ha bài bn vi ha sĩ người Pháp Marius Reynaud. Các sáng tác ca ông mang đậm phong cách n tượng, kết hp vi tinh thn phương Đông và ký c v quê hương. Ch đề trong tranh ông thường là phong cnh thiên nhiên, rng núi, bin cả, đôi khi là chân dung người bn địa hoc hình nh biu tượng cho tâm trng và thân phn ca chính mình. Trong tranh, người ta thy mt Vit Nam xa xăm, va thc va mơ, va du dàng va bun thm.

Vua Hàm Nghi, Phong cảnh với cây bách, sơn dầu, 1906

 

Việc đưa các tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi từ Pháp trở về Huế là một hành trình đầy nỗ lực và bền bỉ kéo dài hơn một năm. Nhóm giám tuyển đã tìm kiếm, xác thực, thẩm định và phục chế các tác phẩm. Tổng cộng 21 tác phẩm được quy tụ từ hơn 10 bộ sưu tập tư nhân tại châu Âu, phần lớn chưa từng được trưng bày công khai.

Các tác phẩm được vận chuyển và bảo quản bằng tiêu chuẩn quốc tế, dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan văn hóa của Việt Nam, Pháp và các tổ chức nghệ thuật độc lập như Lân Tinh Foundation. Đặc biệt, Tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ trực hệ của Vua Hàm Nghi - không chỉ đóng vai trò nghiên cứu học thuật, mà còn là cầu nối tình cảm và văn hóa trong quá trình đưa các tác phẩm về nước.

Vua Hàm Nghi, Hồ trên dãy Alps, sơn dầu, 1900

 

Bà từng tổ chức triển lãm cá nhân về Vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á ở Nice (Pháp) năm 2022 và là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu uy tín về nhà Vua. Bà cũng đã trao tặng bức tranh sơn dầu Hồ trên dãy Alps cùng chiếc ng điếu cá nhân ca nhà Vua cho Trung tâm Bo tn Di tích C đô Huế vào năm 2023, như mt phn ca hành trình hi hương di sn. Tiến sĩ Amandine Dabat chia sẻ: “Đây là một thời khắc lịch sử - khi những tác phẩm của ông được trở về đất mẹ. Tôi hy vọng triển lãm sẽ giúp người Việt Nam hiểu thêm về một con người vừa là vua, vừa là nghệ sĩ, vừa là biểu tượng của ký ức và hy vọng.”

21 bức tranh trong triển lãm “Trời, Non, Nước” là những tác phẩm mang tính đại diện cho các giai đoạn sáng tác khác nhau của Vua Hàm Nghi. Phần lớn là tranh sơn dầu, phấn màu, chì than… với các chủ đề quen thuộc trong thế giới nghệ thuật của ông: thiên nhiên cô tịch, rừng núi, biển hoàng hôn, chân dung nội tâm.

Vua Hàm Nghi, Hoàng hôn trên cánh đồng, sơn dầu, 1911
 

Giám tuyển Ace Lê nhận định: “Vua Hàm Nghi là một trong những người Việt Nam đầu tiên được đào tạo bài bản về hội họa theo lối châu Âu. Ông không chỉ là một nhân vật lịch sử, mà còn là một nghệ sĩ thực thụ - người đã dùng hội họa để viết tiếp bản anh hùng ca lặng thầm nơi đất khách.”

PGS, TS Phan Thanh Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế sau khi tham quan triển lãm, tận mắt xem những sáng tác của Vua Hàm Nghi, ông đã chia sẻ: “Dù có thông tin từ trước nhưng người xem cũng rất bất ngờ trước những sáng tác phong cảnh sơn dầu rất chuyên nghiệp của họa sĩ - nhà Vua Hàm Nghi từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bởi lẽ không như một vài ý kiến cho rằng một nhà vua bị lưu đày chỉ coi hội họa là giải trí hay sự ẩn mình trong nỗi niềm riêng. Tranh của Vua Hàm Nghi thật sự là được vẽ rất kỹ với phong cách cổ điển như phái Barbizon ở Pháp cuối thế kỷ 19 hơn là phái Ấn tượng. Tranh của Vua Hàm Nghi có nỗi u hoài kín đáo, tư lự và xao động với cảm giác cô độc không giấu nổi. Nhà vua thực sự có cảm xúc trước những cảnh vật ở xứ người, ông tìm thấy trong đó những nét riêng hòa điệu với tâm trạng của mình. Hãy xem bức Hoàng hôn trên cánh đồng (sơn dầu, 1911) thực sự là một nỗi buồn cô tịch nhung nhớ lay động lòng người.

Lễ khai mạc triển lãm Trời non nước, tại Điện Kiến Trung, Huế

 

 “Trời, Non, Nước” không chỉ là tên gọi một triển lãm. Đó là tiếng vọng của lịch sử, của một tâm hồn nghệ sĩ Việt giữa trời Âu lặng lẽ. Từ thân phận lưu đày, Vua Hàm Nghi đã viết nên một chương mới bằng chính nghệ thuật của mình - không khuất phục, không tuyệt vọng, mà đầy tự chủ và sâu sắc.

Theo ông Franck Bolgiani, Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Pháp, Giám đốc Viện Pháp tại Hà Nội, Phó giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam: Vua Hàm Nghi không chỉ là một vị hoàng đế mà còn là một trong những nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được đào tạo bài bản về hội họa phương Tây. Bằng cách kết hợp những kỹ thuật hàn lâm Pháp với tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên và văn hóa quê hương, ông đã sáng tạo ra những tác phẩm độc đáo, ngập tràn cảm xúc và thấm đẫm hoài niệm.

Hình ảnh triển lãm Trời, Non, Nước. Ảnh: Bảo Nguyễn - Annam Production

 

Việc các tác phẩm hội họa của ông trở về với cố đô không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật hay di sản, mà còn là một lời tri ân đối với một con người đã sống trọn vẹn cả cuộc đời trong tinh thần yêu nước, trung thành và sáng tạo. Trong khung cảnh cổ kính của Điện Kiến Trung, những bức tranh ấy thì thầm với thời gian, kể lại câu chuyện về một vị vua - họa sĩ - người Việt Nam lưu đày - và hành trình trở về đầy cảm xúc của nghệ thuật và lịch sử.

Ông Hoàng Vit Trung - Giám đốc Trung tâm Bo tn Di tích C đô Huế cho biết: Vic trưng bày và gii thiu nhng tác phm ca Vua Hàm Nghi giúp gìn gi và phát huy bn sc văn hóa dân tc, giúp các thế h tr hiu rõ hơn v lch s, văn hóa ca đất nước, qua đó có ý thc hơn trong vic bo tn và phát huy di sn. Trin lãm cũng góp phn khng định v thế ca c đô Huế như mt trung tâm văn hóa trong dòng chy lch s ca Vit Nam

Vua Hàm Nghi, Bình minh trên hồ, sơn dầu, (khoảng năm 1910) sẽ trưng bày tại triển lãm.  Ảnh: Lynda Trouvé

Vua Hàm Nghi, Cánh đồng lúa mì, sơn dầu, 1913

 

 

ĐỨC MINH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 604, tháng 4-2025

 

;