• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

CÁCH THỨC GIAO TIẾP CỦA BÁC SĨ VỚI BỆNH NHÂN

Qua khảo sát 50 cuộc thoại giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân ở các khoa: Nội tim mạch, Nội tiêu hóa, Nội thần kinh, Tai mũi họng và Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có thể thấy cách thức giao tiếp của đội ngũ bác sĩ đối với bệnh nhân. Việc giao tiếp này không chỉ là vấn đề thông tin về bệnh tật, thuốc điều trị, mà còn là thông tin tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt. Hơn nữa, việc giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân còn mang lại niềm tin, giúp người bệnh có tâm lý tốt và sự cộng tác với bác sĩ trong điều trị bệnh tật.

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HẬU LỘC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

Trong công cuộc đổi mới đất nước, tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã phát huy vai trò như một bộ phận của động lực văn hóa truyền thống, góp phần tạo ra những thành tựu ngày càng to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy vậy, dưới tác động của kinh tế thị trường và văn hóa ngoại lai, hệ thống tín ngưỡng dân gian đang có nguy cơ phai nhạt. Việc nghiên cứu những dạng thức thực hành tín ngưỡng tiêu biểu và vai trò của nó đối với các cộng đồng cư dân là một hướng đi cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN

Với bề dày lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, văn hóa truyền thống (VHTT) đã trở thành những giá trị tinh thần vô giá, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. VHTT đã đồng hành với nhân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, văn hóa đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, trở thành mũi nhọn xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Hiện nay, việc phát huy vai trò của văn hóa trong thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn là cần thiết, nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, tinh thần làm chủ của quần chúng nhân dân trong công cuộc kiến thiết nước nhà, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Để phát triển nông nghiệp bền vững, dưới ánh sáng đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Qua 10 năm thực hiện, nông nghiệp Lâm Đồng đã có những bước phát triển mang tính đột phá, toàn diện cả về năng suất, chất lượng nông sản cũng như giá trị sản xuất của toàn ngành, đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA HỌC VIỆN SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

Định hướng giá trị văn hóa (ĐHGTVH) ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là một bảo đảm quan trọng cho sự trưởng thành của mỗi học viên đào tạo sĩ quan quân đội khi ra trường. Nghiên cứu, nhận định những vấn đề đặt ra trong ĐHGTVH của học viên là vấn đề quan trọng để bản thân mỗi học viên cũng như các chủ thể giáo dục trong nhà trường quân đội đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, góp phần hình thành nhân cách cho họ.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÈN ƠN ĐÁP NGHĨA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Suốt 70 năm qua, ngày 27-7 trở thành một trong những ngày truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc của dân tộc. Đây là hoạt động thể hiện truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thể hiện lòng biết ơn, tri ân đối với các gia đình liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng và là hoạt động để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, vận động toàn dân tham gia, chăm lo ngày một tốt hơn cho người có công với cách mạng và gia đình chính sách.

HỘI NHẬP ASEAN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI

Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội được chính thức hình thành vào ngày 31-12- 2015, là kết quả của gần nửa thế kỷ phấn đấu vươn lên của tất cả các nước Đông Nam Á. Các nỗ lực vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển cho tất cả các dân tộc là yếu tố quyết định đưa đến thành công của ASEAN hiện nay. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhằm thực hiện mục tiêu là xây dựng về một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội, có quan hệ rộng mở với bên ngoài.

VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX NHÌN TỪ MỘT BỘ TRANH

Những dòng tranh dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ ra đời từ hàng trăm năm trước nhưng có lẽ, chưa dòng tranh nào xây dựng được một cách có hệ thống và kỹ lưỡng các bộ tranh phản ánh hoạt động lao động sản xuất của người Việt. Một số nghệ nhân dân gian cũng đã dựng được các hoạt cảnh miêu tả cuộc sống thường nhật của người dân song rất ít và đơn giản về đường nét, bố cục. Cho đến khi bộ tranh Kỹ thuật của người Annam (1) do Henri Joseph Oger, một người Pháp trẻ tuổi, làm việc cùng các thợ vẽ và thợ khắc bản địa được công bố, không chỉ người Pháp mà cả người Việt Nam tây học thời đầu TK XX cùng phải ngỡ ngàng trước khả năng quan sát, chọn lọc và hệ thống hóa những hình ảnh lao động của người Việt thành các dạng thức biểu hiện văn hóa bản địa một cách chân thực, sinh động.

THỰC TRẠNG TRẠI SÁNG TÁC ĐIÊU KHẮC Ở VIỆT NAM

Mô hình trại sáng tác điêu khắc quốc tế và trong nước ở Việt Nam được hình thành tròn 20 năm (1997-2017) với hơn 30 trại ở khắp các tỉnh thành, tuy đã có những lợi ích tích cực cho chuyên ngành và nhận thức của cộng đồng song vẫn còn nhiều hạn chế làm trăn trở giới chuyên môn và xã hội. Chỉ ra các vấn đề và tìm giải pháp tháo gỡ là việc làm cần thiết, nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu ích, giúp cho các mô hình này được phát triển mang tính chuyên nghiệp hơn