• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa đa dạng nhưng thống nhất. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên khắp vùng miền không chỉ làm cho nền văn hóa ngày càng phong phú, củng cố sự thống nhất, đoàn kết dân tộc mà còn tạo nên sức mạnh nội sinh to lớn góp phần phát triển bền vững đất nước. Xét về phương diện địa chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, do đó, sự giao lưu, tiếp biến, biến đổi văn hóa tộc người trên mảnh đất này cũng diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.

ĐỊNH HƯỚNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Thị hiếu thẩm mỹ là phẩm chất tâm hồn đặc biệt tạo nên sự nhạy cảm của chủ thể trước các đối tượng thẩm mỹ, là cội nguồn của sự say mê, hứng thú trong thưởng thức, cảm thụ, đánh giá và sáng tạo trong cuộc sống, trong nghệ thuật, là nhân tố cấu thành nhân cách của mỗi người. Giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ làm phong phú đời sống tinh thần mỗi cá nhân và xã hội đã được các nhà mỹ học từ thời cổ đại bàn đến, càng được khẳng định khi xã hội phát triển. Thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhân và tập thể không phải tự phát trở nên đúng đắn, hoàn thiện. Để hình thành, phát triển thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ cần sử dụng đồng bộ, tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó định hướng thị hiếu thẩm mỹ là một nội dung quan trọng.

NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ BẢO QUẢN Ở THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đồng bằng rộng lớn, đa dạng về sinh thái, hiện có 4 dân tộc chủ yếu cùng chung sống, gồm: Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa. Sự giao thoa văn hóa của các dân tộc đã tạo nên nét đặc trưng của vùng này về ngôn ngữ, kỹ thuật canh tác nông nghiệp, trang phục, ẩm thực… đặc biệt là nguồn di sản thư tịch của các dân tộc, trong đó nổi bật nhất có sách lá buông của dân tộc Khơ me và các tài liệu dạng giấy với các nội dung về lịch sử, văn hóa, kinh tế, sản vật, nhân vật… của vùng ĐBSCL. Các tài liệu dạng giấy này hiện đang được lưu giữ trong các thư viện tỉnh thuộc khu vực, được xem như nguồn di sản thư tịch quý giá của địa phương nói riêng và của dân tộc nói chung.

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NỮ CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Trong quá trình phát triển của đất nước ta, các khu công nghiệp (KCN) bao hàm cả khu kinh tế, khu chế xuất, đã góp phần quan trọng vào việc làm thay đổi diện mạo cấu trúc cơ bản của nền kinh tế. Tuy nhiên, trái ngược với bức tranh toàn cảnh nêu trên thì đời sống văn hóa, tinh thần của phần lớn công nhân trong các KCN còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là đối với nữ công nhân. Nhằm mục tiêu giúp các KCN phát triển theo hướng bền vững, trong giai đoạn trước mắt các nhà quản lý, quy hoạch cần có những giải pháp quan tâm về vật chất, xây dựng những hoạt động công đoàn, nữ công hiệu quả để giúp nữ công nhân có được đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú hơn.

MẤY VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, văn hóa... tạo sự đoàn kết, thống nhất trong xây dựng, phát triển địa phương và đất nước. Bài viết tập trung vào việc khái quát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những thành tựu, hạn chế cơ bản trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (năm 2003) về công tác dân tộc, qua đó đề xuất các giải pháp cơ bản để tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ này trong điều kiện hiện nay.

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG NGUỒN LỰC GIẢNG VIÊN TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh thời, Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò của người thày, những người mở trí khai tâm cho con người. Bác đã từng nói đại ý rằng: còn gì vẻ vang hơn nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Khắc ghi lời Bác dặn, kế thừa truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách nhằm phát huy mọi tiềm năng của con người, trong đó có đội ngũ thày, cô giáo và những người làm công tác quản lý giáo dục. Nguồn lực giáo dục, đào tạo trước hết là nguồn lực con người, trong đó thày cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nguồn lực quan trọng nhất.

ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀO TRANG TRẠI GIÁO DỤC Ở HÀ NỘI

Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của văn hóa ứng dụng càng được chú trọng. Trang trại giáo dục là một mô hình giáo dục mới nhằm trang bị kỹ năng sống cho trẻ em ở thành thị. Phát huy vai trò giáo dục của trò chơi dân gian, vốn thuộc di sản văn hóa truyền thống, vào hình thức giáo dục hiện đại như trang trại giáo dục hiện nay đang là hướng đi mới hiệu quả và cần thiết.

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH ĐỨC THÁNH HOÀNG MƯỜI Ở NGHỆ AN

Đức Thánh Hoàng Mười được thờ tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, được biết đến như một nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Viện Nghiên cứu Truyền thông Văn hóa Dân tộc, UBND huyện Hưng Nguyên phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo Giá trị lịch sử, văn hóa của di tích đền Ông Hoàng Mười, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An nhằm nghiên cứu làm rõ các giá trị lịch sử, văn hóa có liên quan đến Đức Thánh Hoàng Mười ở Nghệ An trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam thủ, tứ phủ của người Việt. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn các di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước hiện nay nói chung và sự nghiệp phát triển văn hóa du lịch ở Nghệ An nói riêng.

CÁCH THỨC GIAO TIẾP CỦA BÁC SĨ VỚI BỆNH NHÂN

Qua khảo sát 50 cuộc thoại giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân ở các khoa: Nội tim mạch, Nội tiêu hóa, Nội thần kinh, Tai mũi họng và Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có thể thấy cách thức giao tiếp của đội ngũ bác sĩ đối với bệnh nhân. Việc giao tiếp này không chỉ là vấn đề thông tin về bệnh tật, thuốc điều trị, mà còn là thông tin tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt. Hơn nữa, việc giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân còn mang lại niềm tin, giúp người bệnh có tâm lý tốt và sự cộng tác với bác sĩ trong điều trị bệnh tật.