Tranh lụa của họa sĩ Vũ Giáng Hương trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Vũ Giáng Hương, Hành quân qua Trường Sơn, 1974

 

Họa sĩ Vũ Giáng Hương sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghệ thuật, cha là nhà văn Vũ Ngọc Phan, mẹ là nhà thơ Hằng Phương. Năm 1952, bà học khóa ngắn hạn tại Trường Mỹ thuật Kháng chiến Việt Bắc, từ 1955 đến 1957, học Khóa Mỹ thuật Tô Ngọc Vân, sau đó bà tiếp tục học Khóa I (Niên khóa 1957 - 1962) Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (Nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) và tt nghip chuyên ngành Hội họa (1962). Vũ Giáng Hương là thế hệ họa sĩ trưởng thành trong giai đoạn chiến tranh. Là n ngh sĩ to hình, Phó Giáo sư, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, bà có nhiu tác phm thành công về đề tài chiến tranh cách mạng, hình tượng người phụ nữ trong sản xuất/chiến đấu và trẻ thơ.

Bà hiện có 20 tác phẩm trên nhiều chất liệu trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN). Đó là những sáng tác ra đời trong khoảng thời gian họa sĩ đi thực tế, lao động, ghi chép tại các vùng nông thôn, khu công nghiệp, trên đường Trường Sơn, Binh trạm 14, Đường 559. Những con người anh hùng, dũng cảm trong thực tiễn đã thúc đẩy họa sĩ sáng tạo nên những tác phẩm. Từ Thanh niên xung phong vận tải đêm (khắc gỗ,1965), Cầu Hàm Rồng (mực, 1968 và khắc gỗ, 1970), Đoạn đường vỡ Trường Sơn (màu nước, 1971), B sông Nht L (khắc gỗ, 1983) của những sự kiện, hình ảnh không thể nào quên đến cuc sng hằng ngày bên đồng chí, đồng đội, thiên nhiên như Đôi chim b câu (khc g, 1961), Phong cnh (màu nước, 1964), Chăn ngỗng (khắc gỗ, 1965), Bên nôi (khắc gỗ, 1970), Đồng chí Dương Hải Trân - công nhân lò cao số 1 (màu nước, 1972), Chân dung đồng chí Ưng Văn Minh (màu nước, 1979)… Vũ Giáng Hương đã định hình phong cách, nhân sinh quan của người nghệ sĩ cách mạng và nền nghệ thuật hiện thực xã hi ch nghĩa.

Sở trường là tranh lụa, bà kết hợp hài hòa giữa hệ thống nét và mảng, ưa sử dụng các sắc độ trung gian, ít đối chọi. Tranh lụa của bà màu sắc trong trẻo, khoe được vẻ mịn màng, thấy được cả thớ dọc, ganh ngang của nền lụa. Đối vi bà cht liu la mm mi, óng đặt bút lên la thy nét bút đi êm và ngt, mng màu thm nước và loang va độv lên tranh vn nguyên màu sc tươi trong, th la hin lên rõ nét".

Vũ Giáng Hương, Những cô gái Trường Sơn, 1984
 

Bà có 8 tác phm lụa đang được lưu gi và trưng bày ti BTMTVN. Đó là: Hợp tác xã đánh cá về (1960), Một chặng đường (1973), Hành quân qua Trường Sơn (1974), Qua sông Nhật Lệ (1982), Chân dung (1982), Những cô gái Trường Sơn (1984), Em gái dân tộc Thái (1993), Bếp lửa Trường Sơn (1994).

Vũ Giáng Hương, Em gái dân tộc Thái, 1993

 

Hợp tác xã đánh cá về là bài tốt nghiệp, là tác phẩm rất thành công của họa sĩ Vũ Giáng Hương. Hình nh người dân rng r, phấn khởi đón, nhận, chia cá từ những đoàn thuyn hp tác xã hiện lên trong một không gian rộng lớn, phản ánh phong trào phát triển ngư nghiệp những năm 1960 ở miền Bắc nước ta. Nữ họa sĩ xây dựng bức tranh với nội dung rõ ràng, cách thể hiện kỹ, chỉn chu mọi chi tiết. Một bố cục rất quy mô dựa trên việc sắp đặt hợp lý của từng nhóm nhân vật, thứ tự hoạt động và liên kết dọc/ngang của bức tranh. Cảnh sinh hoạt, lao động tp th đã đem đến cho tranh lụa một sắc thái mới. Tác phẩm đoạt giải Ba Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1960 và đã có mt ở BTMTVN từ 1964.

5 trong 8 tranh lụa tiếp theo, tác giả phản ánh sự hiện diện của một chặng đường chiến dịch, cuộc sống thời chiến hiện lên với Qua sông Nhật Lệ, Bếp lửa Trường Sơn, thiên nhiên hoang vu với những cây chết khô ở Một chặng đường, bầu trời vần vũ đối lp vi s bình thn, gan d ca n thanh niên xung phong trong Những cô gái Trường Sơn. Số tranh lụa này được chuyn thể từ các ký ha vi vàng về Trường Sơn của tác giả. Hành quân qua Trường Sơn miêu tả công việc của thanh niên xung phong thời kỳ chống Mỹ. Với súng, xẻng, quốc, ba lô nặng vai, con đường gập ghềnh cheo leo, những chiếc thang tre và cây cầu nhỏ vắt vẻo qua suối, đoàn nữ chiến sĩ ấy, ngày qua ngày vượt gian khó giữ liền mạch giao thông. Chiến công và hy sinh thầm lặng của họ được họa sĩ ghi lại bằng những rung cảm chân thành, nét bút khoáng hoạt, giản dị. Sự hiểm nguy của bom đạn ẩn dấu trong không gian thơ mộng với các sắc độ vàng nhạt, xanh nhạt, nâu nhạt. Đó là cách “biểu đạt sự hy sinh cao cả trong chiến đấu một cách thùy mị, dịu dàng”.

Hai tác phẩm còn lại thuộc nhóm đề tài mà họa sĩ rất quan tâm là phụ nữ và trẻ em. Bà vẽ cô gái Thái đôn hu trong Chân dung; một em bé xinh xắn, ngây thơ cõng em trong Em gái dân tộc Thái. Từ gương mặt, ánh nhìn của nhân vật, chúng ta cảm nhận được sự trìu mến, tình yêu thương mà ha sĩ dành cho họ. Một tương lai tươi sáng đang chờ đón, một lời khen chăm ngoan chính là thông điệp họa sĩ Vũ Giáng Hương muốn gửi gắm, truyền tải.

Vũ Giáng Hương, Chân dung, 1982

Trong cuộc đời lao động nghệ thuật và hoạt động xã hội, Vũ Giáng Hương đã nhận được nhiều hình thức khen thưởng và giải thưởng. Thật vinh dự BTMTVN khi: Hợp tác xã đánh cá về, Bếp lửa Trường Sơn, Hành quân qua Trường Sơn là những tác phẩm góp phần mang đến Giải thưởng Nhà nước về Văn hc Nghệ thuật năm 2001 cho nữ họa sĩ.

Tám tác phẩm lụa trong bộ sưu tập của BTMTVN là một phần rất nhỏ trong hàng trăm sáng tác lụa thành công, khẳng định thế mạnh, sở trường nghệ thuật của Vũ Giáng Hương. Cùng với các lớp họa sĩ khác, bà đóng góp vào việc phản ánh diện mạo và sự phát triển của tranh lụa trong nền Hội họa Việt Nam. Có th nói: tranh ghi dấu những ký ức cuộc đời, là nơi họa sĩ Vũ Giáng Hương gửi trọn tình yêu thiết tha với cuộc sống, quê hương, đất nước. Những tác phm của bà vượt qua lý tưởng thẩm mỹ, mang hơi th và ý nghĩa thi đại, ở đó: “Tâm hồn dịu dàng và đầy nghị lực của họa sĩ đã hòa làm mt vi tâm hn ca c dân tc trong nhng năm tháng y. Bà xng đáng được nh ti như mt gương mt n ni bt nht ca M thut Vit Nam hiện đại.

Vũ Giáng Hương, Bếp lửa Trường Sơn, 1994

 

_______________

Tài liệu tham khảo

1. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hồ sơ tác phm ca ha sĩ Vũ Giáng Hương.

2. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1925-1945 qua nghiên cứu các tác phẩm trong Sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bùi Bích Châu, Đề tài NCKH cấp cơ sở, 2021.

3. Hội Mỹ thuật Việt Nam, Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam hiện đại, Kỷ yếu Hội viên, Nxb Mỹ thuật, 2009.

4. Vũ Giáng Hương,Tác phẩm Hội họa và Đồ họa, Nxb Mỹ thuật, 2006

Các bài viết trên internet:

1. Nữ họa sĩ Vũ Giáng Hương, Văn là người - Họa cũng là người (ape.gov.vn), Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số Tết tháng 1+2/2014, L.Q.B.

2. 90 năm tranh lụa Việt Nam, mấy chú giải về lịch sử - Tạp chí Mỹ thuật (tapchimythuat.vn), Hà Thái Hà, 18/6/2019.

3. 90 năm tranh lụa Việt Nam, mấy chú giải về lịch sử. Kỳ II: Các thời kỳ và các họa sĩ - Tạp chí Mỹ thuật (tapchimythuat.vn), Hà Thái Hà, 13/8/2019.

4.Tranh lụa (lacquerart.vn), Nguyễn Văn Tỵ

 

TRẦN THỊ HƯƠNG

Nguồn: Tạp chí VHNT số 526, tháng 2-2023

 

;