Tìm hiểu về âm nhạc cổ điển phương Tây

Lược sử âm nhạc của Robert Philip là một công trình nghiên cứu sâu sắc, kết hợp nhiều phương pháp tiếp cận và lĩnh vực nghiên cứu, giúp độc giả có được hình dung toàn diện về bản chất, vai trò và lịch sử phát triển của âm nhạc.

Âm nhạc thời kỳ Phục hưng trong tranh The Concert Honthorst

 

Sự kỳ diệu của âm nhạc

Cuốn sách Lược sử âm nhạc (Nxb Hội Nhà văn và Nhã Nam ấn hành) là thành quả tâm huyết của tác giả Robert Philip, một nhà nghiên cứu âm nhạc bậc thầy trong làng lý luận - phê bình âm nhc thế giới.

Lịch sử âm nhạc là lịch sử của thẩm mỹ và các xu hướng trong suốt nhiều thế kỷ. Âm nhạc cùng với các loại hình khác như văn học, hội họa, kiến ​​trúc tạo nên kho tàng nghệ thuật của nhân loại và thường là kết quả của những thay đổi trong xã hội xuất phát từ những ý tưởng thay đổi của các nhà triết học, chính trị gia, nhà thờ và các nhân tố hàng đầu khác trong xã hội. Âm nhạc đã đi cùng với sự phát triển của loài người. Có thể nói, âm nhạc phản ánh một phần xã hội, gắn kết con người với nhau và mang đến sức mạnh. Âm nhạc có thể khiến chúng ta xúc động, kể những câu chuyện về đức tin, sự đau khổ hoặc tình yêu. Âm nhạc phổ biến ở tất cả các nền văn hóa trên thế giới. Nhưng nó đã thay đổi như thế nào suốt nhiều thiên niên kỷ qua?

Với 40 chương, Lược sử âm nhạc của Robert Philip sẽ đưa người đọc đi từ dạng thức sơ khai của âm nhạc đến khi con người sử dụng âm nhạc cho các buổi thờ phụng, tụng kinh, thiền định; qua giai đoạn sự lên ngôi của các nhạc cụ, dàn nhạc; mải miết đến khi âm nhạc tạo ra những cơn bão trong tâm trí con người thời cách mạng và cuối cùng là âm nhạc trong nhịp sống hiện đại và âm nhạc hướng về tương lai.

Cuốn sách giúp độc giả khám phá lịch sử của mọi hình thái âm nhạc, từ âm nhạc của những tổ tiên sớm nhất của con người đến những bài hát đại chúng ngày nay. Xem xét từ Âu sang Á, từ Nam Mỹ đến châu Phi, Robert Philip cho ta thấy cách loại hình nghệ thuật này phát triển cùng với xã hội, chính trị và tôn giáo, để rồi đến lượt mình, âm nhạc góp phần định hình nền văn hóa đại chúng. Điểm lại hành trình dài cùng với sự phát triển của loài người, từ hát tụng thời Trung cổ đến opera có điển, jazz và hip hop thời hiện đại, Lược sử âm nhạc của Robert Philip còn làm sáng t s k diu ca âm nhc và lý do nó được trân trng trên khp thế gii.

Robert Philip cho rằng, âm nhạc có nguồn gốc sâu xa từ bản năng tự nhiên của con người. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có khả năng cảm nhận nhịp điệu thông qua nhịp tim và hơi thở của mẹ. Và khi ra đời, trẻ sơ sinh có thể phản ứng với các âm thanh có ý nghĩa và giai điệu ngay từ rất sớm.

Nhiều công việc từ xa xưa như đào đất, chèo thuyền, kéo dây, đập đá đã tạo nên cảm hứng âm nhạc do các nhịp điệu đặc trưng. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa âm nhạc và các hoạt động thường nhật của con người.

Chính từ những rung cảm với nhịp điệu, con người đã biết sử dụng các vật liệu tự nhiên để tạo ra âm thanh, đầu tiên là những nhạc cụ đơn giản như sáo xương ở hang động tại Đức cho đến những nhạc cụ phức tạp như đàn lyre ở Lưỡng Hà và Ai Cập. Sự phát triển của nhạc cụ không chỉ phản ánh tiến bộ kỹ thuật mà còn thể hiện vai trò quan trọng của âm nhạc trong đời sống văn hóa và tôn giáo của các nền văn minh cổ đại.

Âm nhạc là tấm gương phản chiếu xã hội

Theo Robert Philip, âm nhạc không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một hiện tượng xã hội phức tạp. Nó phản ánh cấu trúc xã hội, các mối quan hệ quyền lực và những thay đổi trong xã hội. Âm nhạc phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau trong các nền văn hóa. Trong các nghi lễ tôn giáo, âm nhạc đóng vai trò quan trọng như một phương tiện kết nối giữa con người với thần linh. Mặc dù mỗi nền văn hóa có những đặc trưng riêng trong âm nhạc, nhưng đều có những điểm chung về việc sử dụng âm nhạc như một phương tiện giao tiếp, biểu đạt và kết nối cộng đồng.

Tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, âm nhạc gắn liền với nghi lễ, triết học, là công cụ hỗ trợ thiền định và trí tuệ. Trong văn hóa phương Tây, sự phát triển của âm nhạc gắn liền với nhà thờ và tôn giáo. Còn ở châu Phi, âm nhạc gắn liền với cộng đồng và đời sống hằng ngày.

Trên tất cả, đây là một cuốn sách bàn về lịch sử ngắn gọn của âm nhạc, vì vậy Philip đã dành nhiều trang để phân tích sự hình thành và phát triển của âm nhạc qua các thời kỳ. Ông đã phân tích tỉ mỉ để cho thấy cách âm nhạc vượt ngoài biên giới, tạo ra ảnh hưởng đến những nhóm người và nền văn hóa khác nhau, trong từng thời kỳ khác nhau.

Robert Philip đặc biệt tập trung phân tích sự phát triển mạnh mẽ của âm nhạc trong thời kỳ hiện đại, trên nhiều phương diện khác nhau và cách mà âm nhạc liên hệ chặt chẽ với các yếu tố xã hội, văn hóa và công nghệ. Khi các phương tiện và công nghệ ghi âm tiện lợi ra đời, sự phổ biến âm nhạc đã vượt xa những gì mà con người có thể tưởng tượng. Các nhạc cụ mới, dễ chơi hơn đã dẫn đến sự gia tăng số lượng ban nhạc liên kết với quân đội, chính quyền thị trấn và các nhà máy, xí nghiệp.

Trong đời sống của con người, âm nhạc cũng đã tiến sâu vào môi trường gia đình và xã hội. Piano trở thành nhạc cụ phổ biến trong các gia đình trung lưu, đặc biệt được coi là phù hợp cho việc giáo dục âm nhạc của phụ nữ và thiếu nữ. Sự phát triển của âm nhạc trong thời kỳ này cũng gắn liền với sự xuất hiện của các phong trào văn hóa và tư tưởng mới.

Đặc biệt, sự giao thoa giữa các nền văn hóa âm nhạc và vai trò của âm nhạc đã góp phần vào việc thúc đẩy bình đẳng xã hội. Trong thập niên 1960, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong phong trào dân quyền ở Mỹ. Đáng chú ý là sự giao thoa văn hóa thông qua âm nhạc, khi các nghệ sĩ da đen và da trắng bắt đầu thưởng thức và học hỏi lẫn nhau. Trong lĩnh vực biểu diễn, nhiều nghệ sĩ nữ đã mạnh mẽ phá vỡ rào cản để nhận được sự công nhận. Dù không hề dễ dàng, nhưng điều này cho thấy âm nhạc có khả năng vượt qua rào cản chủng tộc và giới tính ngay cả trong thời kỳ căng thẳng nhất.

Cô đọng tất cả các nội dung đồ sộ trên trong cuốn sách với tên gọi khiêm nhường là “lược sử”, Philip đã dẫn dắt độc giả trên hành trình khám phá cực kỳ lôi cuốn mọi hình thái âm nhạc với đầy đủ các cung bậc biến hóa trong một bối cảnh rộng lớn trải dài suốt lịch sử.

Nhân dịp ra mắt cuốn sách Lược sử âm nhạc - phiên bản dễ đọc, dễ tiếp cận cho đối tượng độc giả phổ thông, buổi trò chuyện, giao lưu xoay quanh chủ đề về âm nhạc cổ điển phương Tây đã din ra ti Hà Ni vào ngày 16/3/2025. Hai dịch giả của cuốn sách là Thạc sĩ Âm nhạc học Mai Đức Hạnh, hiện công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc, Nghệ sĩ dương cầm Nguyễn Anh Tùng - người đã có nhiều năm biểu diễn quốc tế và giảng dạy tại các trường đại học, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc cổ điển phương Tây. Dịch giả - nghệ sĩ dương cầm Nguyễn Anh Tùng đã đàn mẫu những ví dụ để làm rõ các luận điểm của tác giả  trong cuốn sách. Đặc biệt, cuối chương trình độc gi còn được thưởng thc bui trình diễn nguyên bản hai tác phẩm độc tấu piano đặc sắc của F. Liszt và M. Ravel. Theo nhạc sĩ Phan Huy Phúc - người chủ trì sự kiện, cũng là cộng tác viên thường xuyên của Dàn nhạc và Đoàn Opera Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, những buổi giao lưu thế này rất hữu ích khi mang đến những kiến thức  về âm nhạc cho độc giả phổ thông và góp phần đưa âm nhạc cổ điển phương Tây đến gần hơn với công chúng.

Tranh vẽ về Mozart bên cây đàn

 

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠGN

Nguồn: Tạp chí VHNT số 601, tháng 3-2025

;