• Thông tin tư liệu > Chân dung văn hóa

Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng thổi hồn vào lá bồ đề mạ vàng

Từ những chiếc lá đề mỏng manh được nhập về từ một số nước trên thế giới, qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng đã khéo léo mạ vàng 24k và thổi hồn thành những tác phẩm nghệ thuật phong thủy trường tồn với thời gian. Với những cống hiến đó Nghệ nhân quốc gia Nguyễn Đức Bằng đã được Viện Nghiên cứu Văn hóa Phương Đông trao Bảng vàng lưu danh “Nghệ nhân Văn hóa tiêu biểu Đông Nam Á - Việt Nam” năm 2021.

Huyền thoại về ba vị Pơtao Apui nhiều công trạng của dân tộc Gia rai

Người Gia rai ở Tây Nguyên luôn tôn thờ gươm thần và các vị Pơtao Apui (vua lửa) - những người đã giúp họ mang đến mưa thuận gió hòa trong những ngày nắng nóng, khô hạn. Tính đến nay, dân tộc Gia rai đã có 14 đời Pơtao Apui, trong đó, có 3 người được cộng đồng nhắc đến nhiều nhất là Siu Nhong, Siu Ắt và Siu Tũ bởi những công lao mà họ đã mang lại cho buôn làng. Tên tuổi và những câu chuyện huyền thoại về họ luôn được cộng đồng Gia rai lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với lòng thành kính, tự hào và biết ơn sâu sắc.

Tư tưởng của Lê Quý Đôn về bản sắc văn hóa dân tộc

Lê Quý Đôn (1726-1784) - nhà bác học lớn đồng thời cũng là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam vào TK XVIII. Ông có rất nhiều tư tưởng trên các lĩnh vực, nhưng đáng chú ý nhất đó là tư tưởng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Với trí tuệ, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc và hơn hết muốn khẳng định Việt Nam có một nền văn hóa riêng, ông là người đã sưu tập, biên soạn, chỉnh lý một cách có hệ thống những văn bản của các nhà tư tưởng trước ông. Việt Nam hiện nay, với sự giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực tất yếu dẫn đến sự giao lưu văn hóa, nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề cần được đặt ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những tư tưởng về bản sắc văn hóa dân tộc của Lê Quý Đôn có những giá trị tham khảo về mặt lý luận và thực tiễn nhất định.

Trần Quốc Vượng với cái nhìn địa - văn hóa

Với đôi mắt tinh anh, đôi chân dẻo dai và một tinh thần bền bỉ, ông đã đi khắp chân trời góc bể, ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, dường như không có nơi nào khiến ông ngại đặt chân đến, dù phải đi bộ hằng ngày đường và phải ăn uống kham khổ cùng với lũ học trò mà thân mật gọi là “cửu vạn”. Đồng nghiệp gọi ông bằng cái tên trìu mến: Giáo sư bụi, học trò gọi ông bằng Cụ và các học giả nước ngoài gọi ông bằng cái tên tôn kính: Giáo sư Trần. Người tôi muốn nói đến ở đây là Giáo sư Trần Quốc Vượng.

Các di tích phụng thờ của dòng họ Nguyễn Thiện ở Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên

Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926) là lãnh tụ cuộc Khởi nghĩa Bãi Sậy - một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống pháp cuối TK XIX. Tương truyền, tại xã Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên, nghĩa quân Bãi Sậy đã tế cờ khởi nghĩa, dấu tích vẫn còn lại cây bồ đề - vọng gác tiền tiêu khi đó. Năm 1888, pháp cho quân đàn áp, Nguyễn Thiện Thuật trao quyền chỉ huy nghĩa quân cho em trai là Nguyễn Thiện Kế rồi sang Trung Quốc gặp Tôn Thất Thuyết bàn cách tăng viện, nhưng việc không thành. Năm 1926, ông mất vì bạo bệnh và được an táng trên quả đồi ngoại vi thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Việc đưa mộ ông về Việt Nam đã được thực hiện từ năm 2004. Đầu năm 2005, sau khi làm các thủ tục pháp lý, hài cốt của ông đã được đưa về an táng tại quê hương Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên và được công nhận là di tích. Hiện nay, Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Hào đã quy hoạch một quỹ đất cho việc quy hoạch, xây dựng khang trang khu tưởng niệm và mộ chí của tướng công Nguyễn Thiện Thuật.

Tôn vinh danh nhân Chu Văn An qua hoạt động giáo dục tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Là một trong những hiệu trưởng đầu tiên, thày Chu Văn An đã có nhiều đóng góp cho việc gây dựng, mở mang và phát triển Trường Quốc Tử Giám, đồng thời còn trực tiếp đào tạo, giảng dạy cho hai vị vua tương lai là Thái tử Trần Vượng (vua Trần Hiến Tông) và Thái tử Trần Hạo (vua Trần Dụ Tông). Trải qua gần 30 năm làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, thày Chu Văn An luôn nêu cao gương sáng mẫu mực, nghiêm túc, chỉn chu từ việc dạy dỗ các thái tử đến biên soạn Tứ thư thuyết ước (sách giáo khoa dạy ở Quốc Tử Giám), đề xuất các tiêu chí chọn người vào học, lập chương trình giảng dạy, thi cử để đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Về một số nữ họa sĩ trẻ hôm nay

Trong bài viết nhỏ này, tác giả chỉ muốn kể câu chuyện về một nhóm họa sĩ nữ đương đại, trẻ, cùng độ tuổi, có những tác phẩm đáng xem, góp một phần nhỏ bé vào dòng chảy nghệ thuật đương đại Việt Nam. Họ là bạn của nhau nhưng mỗi người đều luôn cố gắng kiến tạo một hành trình rõ ràng và độc lập giữa thế giới nghệ thuật mênh mông.

Từ thiền sư Từ Đạo Hạnh đến thiền sư Nguyễn Minh Không

Kể từ khi đất nước giành lại độc lập, tự chủ vào TK X, Phật giáo ở Đại Việt đã trở nên thịnh hành và được đề cao. Khi đó, kinh sư Hoa Lư (Ninh Bình) trở thành trung tâm quan trọng của Phật giáo, với các ngôi chùa được nhà nước đứng ra xây cất cùng vai trò tham chính của các thiền sư, bàn định đại sự của đất nước. Trong giai đoạn TK XI - XII, dưới vương triều Lý, các tông phái mới được thiết lập, tạo nên sự đa dạng về quan điểm, tư tưởng trong thiền học, Phật pháp. Các thiền sư vì vậy mà có nhiều điều kiện đóng góp cho xã hội và tạo ra dấu ấn của mình trong dòng chảy lịch sử. Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không là hai trong số những thiền sư có nhiều đóng góp cho không chỉ Phật giáo thời Lý mà còn cho cả đời sống chính trị xã hộI.

Thiên nhiên trong thơ Rabindranat Tagore

Rabindranat Tagore (1861 - 1941), thiên tài thơ ca Ấn Độ TK XX, giải Nobel 1913 cho tập Thơ Dâng. Hình tượng thơ thiên nhiên trong thi phẩm R. Tagore là sự tiếp biến quan niệm thiên nhiên từ văn hóa văn học truyền thống Ấn Độ. Bà mẹ thiên nhiên vĩ đại tròn đầy viên mãn trong thơ R. Tagore. Mối quan hệ Thiên nhiên - Con người trong thơ ông đã diễn tả tinh tế sự kỳ diệu, biến ảo của tâm hồn Ấn Độ mộ đạo.