• Xây dựng đời sống văn hóa > Phong trào toàn dân đoàn kết

Đổi thay ở xã nông thôn mới Quỳnh Phú

Về xã Quỳnh Phú (Gia Bình, Bắc Ninh) thấy bát ngát màu xanh của những vườn cây trái bên những trang trại mênh mông và cả những ngôi nhà cao tầng xen giữa xóm làng bình yên, trù phú… Thành quả có được hôm nay là do Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã vượt qua bao khó khăn, nỗ lực để đưa quê hương đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM).

Lai Châu: Đẩy mạnh xây dựng bản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 84,6% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số như: Cống, Mảng, Si La, Hà Nhì… hiện đang sinh sống ở khắp các xã, bản trên địa bàn tỉnh. Vượt lên trên những khó khăn về vật chất, cơ sở hạ tầng giao thông, điện thắp sáng… bà con luôn đoàn kết đồng lòng chung tay xây dựng bản mường nơi mình sinh sống đạt chuẩn văn hóa.

Những tuyến đường hoa góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Những năm gần đây, cùng với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang đã có sự chuyển biến rất rõ rệt. Làng quê như được thay da đổi thịt, từng tuyến đường như khoác lên mình những chiếc áo mới nhiều màu sắc. Một trong những nét chấm phá tạo nên sự chuyển biến tích cực đó là các tuyến đường hoa được trồng, chăm sóc và khoe sắc rực rỡ bốn mùa.

Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Hòa Vang: Hướng đến một miền quê tươi đẹp, đáng sống, thân thiện với môi trường

Không chỉ đáp ứng cơ sở hạ tầng văn minh hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao thu nhập cho người dân... trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) còn từng bước hướng đến một miền quê tươi đẹp, đáng sống, thân thiện với môi trường, đồng thời cải thiện giao thương giữa các vùng miền, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thành phố Lào Cai: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thành phố Lào Cai sau sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính có diện tích đất tự nhiên 288 km2, dân số trên 15 vạn người; gồm 17 đơn vị hành chính (11 phường, 6 xã); 305 thôn, tổ dân phố, trên 30.000 hộ gia đình thuộc 25 dân tộc. Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Các tiêu chí xây dựng nếp sống văn hóa được thực hiện gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các phong trào thi đua, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thành phố Đồng Hới: Những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác văn hóa - thể thao

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020, hoạt động văn hóa và thể thao ở Đồng Hới đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chiều sâu, tạo được những dấu ấn quan trọng trong đời sống xã hội. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, công tác văn hóa - thể thao nơi đây ngày càng phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ văn hóa vật chất và tinh thần, tăng cường thể chất của nhân dân.

Nét mới ở Khu dân cư Phú Thị Hưng Yên

Khu dân cư Phú Thị (xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) có 700 hộ với 3.134 nhân khẩu, là “Làng văn hóa” tiêu biểu của huyện Văn Giang. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, khu dân cư (KDC) có 52 liệt sĩ, 33 thương binh, bệnh binh, 4 Mẹ Việt Nam anh hùng và hàng trăm gia đình có công với cách mạng. Chi bộ có 54 đảng viên, nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Nhân dân cần cù, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, đoàn kết trong cộng đồng, không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.