• Diễn đàn văn hóa > Văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử với tin giả về dịch COVID-19

Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp cả trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh sự lây lan nhanh, gây nhiều hậu quả nặng nề do COVID-19 gây ra, còn xuất hiện một loại virus khác không kém nguy hiểm, đó chính là virus tin giả. Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước tính đến nay đã xác minh, làm việc với hơn 800 trường hợp đưa tin sai sự thật. Hậu quả của việc lan nhanh tin giả không chỉ gây hoang mang, hoảng loạn, mất niềm tin trong xã hội mà còn gây nhiều thiệt hại nặng nề cả về người và của, đối với mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và xã hội.

Ứng xử văn hóa công cộng ở đô thị - đặc trưng và xu thế

Hiện nay, lối sống đô thị nói chung, cách thức ứng xử văn hóa ở đô thị nói riêng, đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm trên phạm vi cả nước. Nhiều mối băn khoăn đang được đặt ra trước thực tế đột biến nhanh chóng của đô thị hiện đại. Có một hay nhiều lối sống ở đô thị; lối sống của mỗi tầng lớp người chi phối ứng xử văn hóa như thế nào; giá trị và đặc trưng của ứng xử văn hóa công cộng ở đô thị có gì nổi bật… Trên cơ sở cái nhìn khái quát về đô thị và lối sống đô thị, chúng tôi tìm hiểu xem ứng xử văn hóa công cộng ở đô thị có gì đáng chú ý và giải pháp nào để xây dựng một nếp ứng xử văn hóa đẹp ở đô thị hiện nay.

Xóa bỏ hành vi lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử nơi công cộng

Văn hóa ứng xử của cộng đồng là một trong những biểu hiện sinh động góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc; là tín hiệu để nhận diện, phân biệt giữa các nền văn hóa. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những nét độc đáo, “tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống” đã trở thành hằng số văn hóa, là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh giao lưu, hội nhập hiện nay, bên cạnh những nét đẹp trong văn hóa ứng xử là sự xuất hiện và tồn tại của những hành vi lệch chuẩn trong giao tiếp hằng ngày. Việc nhận diện những hành vi lệch chuẩn trong ứng xử là việc làm cần thiết để có biện pháp điều chỉnh, nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh ở nước ta hiện nay.

Văn hóa ứng xử của người Đà Lạt

Từ trước đến nay, trong nhiều nghiên cứu nét đặc trưng về văn hóa, con người Đà Lạt, người ta thường sử dụng cụm từ: phong cách người Đà Lạt. Theo ông Nguyễn Hữu Tranh (80 tuổi) - người được mệnh danh nhà Đà Lạt học, phong cách bao gồm phong độ, phẩm cách của con người. Phong độ là dáng vẻ, sắc thái bề ngoài, còn phẩm cách là cách thức ứng xử trong giao tiếp thể hiện những phẩm chất về tư tưởng, tình cảm bên trong của con người. Nói cách khác, văn hóa ứng xử của người Đà Lạt là hồn cốt của người Đà Lạt, được hình thành và lưu giữ hơn một thế kỷ qua…

Giáo dục nếp ứng xử với bản thân cho trẻ mẫu giáo

Trẻ em lứa tuổi mầm non chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và trí tuệ, vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, có thể tham gia tốt tất cả các hoạt động khác như học tập, vui chơi, lao động... nhằm phát triển trí tuệ, tình cảm, thể chất... Do đó, việc giáo dục nếp ứng xử với bản thân, trong đó có thói quen vệ sinh thân thể, cho trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp trẻ hiểu biết đúng đắn về sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh thân thể, đồng thời rèn luyện một số phẩm chất quan trọng như: tính tự giác, tính kiên trì, tính độc lập...

Xây dựng văn hóa ứng xử cho cán bộ, công chức

Một chính trị gia người Pháp đã nói: “Văn hóa là cái còn lại khi ta quên đi tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả”. Điều đó có nghĩa là văn hóa sẽ có thể thiếu ngay cả đối với những người đã được học nhiều, trình độ cao; và với những người có trình độ không cao, không bằng cấp nhưng họ vẫn có văn hóa. Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhiều luồng văn hóa đã du nhập vào nước ta bằng những con đường, hình thức khác nhau, đe dọa lấn át nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Điều đó đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách cho việc giữ gìn nền văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức hiện nay, để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.