LỊCH PHÁP CỦA NGƯỜI MƯỜNG

 

1. Khái quát về người Mường ở Thanh Hóa

Thanh Hóa là một vùng đất cổ, con người đã có mặt ở đây từ rất sớm. Sự giao lưu văn hóa và di cư, nhập cư tộc người từ Thanh Hóa đến các khu vực khác và ngược lại diễn ra thường xuyên, tạo cho cư dân xư Thanh đa dạng về mặt tộc người (hiện nay ở Thanh Hóa có 7 tộc người - Kinh, Mường, Thổ, Thái, Mông, Dao, Khơ mú). Người Mường sống rải rác ở 11 huyện miền núi và một số xã miền xuôi, tập trung đông nhất ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Ngọc Lặc, Như Thanh.

Người Mường ở Thanh Hóa hiện có dân số khoảng 35 vạn người (1). Xưa kia họ sống chủ yếu ở các mường cổ, mường lớn như Phấm, Gianh, Bẩm (Vẩm), Vong, Kìm, Cợi, Trác… (huyện Cẩm Thủy), Ne… (huyện Yên Định), Chénh (Chánh), Khạt, Giao Lão… (huyện Lang Chánh), Rặc, Ngòn, Mèn, Tẹ, Vó, Thi, Àn, Lập (huyện Ngọc Lặc), Đủ (Già), La Khơn, Đẹ, Khủ, Vôn… (huyện Thạch Thành), Rân Ru (Xuân Du)… (huyện Như Xuân), Ống, Ai, Khô, Tiền, Truổi… (huyện Bá Thước)… Sau này có một bộ phận người Mường từ Hòa Bình di cư vào Thanh Hóa, sống chủ yếu ở các huyện Thạch Thành, Như Thanh... Quá trình di cư này diễn ra chủ yếu trước năm 1945. Bộ phận người Mường từ Hòa Bình di cư vào, cùng với một số người Mường ở phía Bắc sông Mã của Thanh Hóa có giọng nói gần giống nhau, gọi là người mường Ngoài. Có một điểm đáng chú ý ở người mường Ngoài là ở y phục phụ nữ. Phụ nữ mường Ngoài chít khăn trắng và mặc áo khóm xẻ ngực. Còn bộ phận người Mường gốc bản địa Thanh Hóa chủ yếu sống tập trung ở mường cổ các huyện Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc và vùng hữu ngạn sông Mã của huyện Cẩm Thủy gọi là mường Trong. Ở đây có một giọng nói giống nhau. Phụ nữ mường Trong chít khăn đen có thêu, mặc áo khóm xẻ trên vai, đầu váy (cạp váy - trôốc váy) có hoa văn mặc ra bên ngoài áo. Về tiếng nói tuy khác nhau cách phát âm song hệ thống từ vựng và ngữ pháp cơ bản của người mường Trong và người mường Ngoài giống nhau. Điều rõ nhất là người mường Trong và người mường Ngoài nói với nhau đều hiểu (2).

Trong đời sống, cũng như ý thức tự giác dân tộc, người Mường tự nhận mình là Mol, Mon, Mul… Trước kia, kể cả gần đây người Mường ở Thanh Hóa nói chung và ở Bá Thước nói riêng vẫn nhận mình là người ở trên mường để phân biệt với người ở dưới chợ, tức người ở dưới đồng bằng (ở dưới xuôi) mà lâu nay người Mường quen gọi là người Kinh trong khái niệm kinh kỳ kẻ chợ, hoặc tự nhận là người ở mường Khô, mường ống, hay mường này mường nọ…

Theo tác giả Trần Quốc Vượng và Nguyễn Dương Bình thì từ Mường xuất hiện vào khoảng TK XVII. Sắc lệnh của Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Trọng Hiệp đề ngày 2-6 năm Đồng Khánh (23-6-1888), tại điều 1 có ghi: “Lập một tỉnh gồm các đất (của dân) Mường) xưa thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình”. Đây có thể là văn bản chính thức đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam dùng danh từ Mường để chỉ nhóm cư dân này (3).

 

2. Lịch trong đời sống của người Mường

Trước hết phải khẳng định người Mường có một bộ lịch pháp riêng biêt vơi cac tôc ngươi khac va hê thông lich phô thông. Tuy nhiên, dư một thế kỷ nghiên cứu về người Mường, với hàng ngàn cuốn sách, bài nghiên cứu… nhưng hầu như chưa mấy ai quan tâm sâu đến vấn đề lịch pháp của họ, nhất là người Mường ở Thanh Hóa. Những nghiên cứu cụ thể, có hệ thống gần đây của chúng tôi trên địa bàn những mường cổ trước đây của người Mường ở Thanh Hóa cho thấy, bên cạnh hệ thống nông lịch, người Mường còn có một bộ lịch pháp dùng vao cac công việc khac nhau trong ngay.

Lịch của người Mường gồm 12 tháng, mỗi tháng đủ 30 ngày. Hiện nay người Mường ở Bá Thước sử dụng cả âm - dương lịch và lịch Mường. Đặc biệt khi làm những công việc quan trọng như gieo mạ, cấy lúa, làm nhà, đám cưới, đi làm ăn xa... đều tính theo lịch của người Mường và họ rất tin vào giá trị lịch pháp của mình. Đây là bộ lịch dùng để tính ngày linh nghiệm nhất, thích hợp với đời sống tâm linh, đời sống văn hóa,… của người Mường.

Lịch pháp của người Mường

 

 

Tháng

 

Giêng

 

(1)

 

2+3

 

4

 

5+6

 

7

 

8+9

 

10

 

một, chạp

 

(11+12)

 

Tên gọi

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

 

Ngày

 

1

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

 

 

2

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

 

3

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

 

4

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

 

5

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

 

6

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

 

7

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

 

8

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

 

9

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

 

10

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

 

11

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

 

12

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

 

13

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

 

14

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

 

15

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

 

16

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

 

17

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

 

18

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

 

19

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

 

20

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

 

21

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

 

22

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

 

23

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

 

24

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

 

25

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

 

26

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

 

27

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

 

28

Phá rỏ

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

 

29

Kim xa

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

 

30

Xướm xa

Cân xa

Phá ngàng

Cân trong

Xướm trong

Kim trong

Phá rỏ

Kim xa

 

Ngày sao đánh

 

Mồng 8

T2®6

T3®4+28

 

26

T5®24

T6®22

 

20

T8®18

T9®16

 

14

T11®12

T12®10

Bộ lịch pháp này chủ yếu dùng vào những công việc sau: chọn ngày gieo, trồng cấy, trỉa lúa, ngô; làm nhà (động thổ, làm móng, dựng cột cái, dựng nhà, lợp nhà); hôn nhân (ngày đi dạm, hỏi, cưới, về nhà chồng...); làm vía (ông bà ngoại làm vía đặt tên cho cháu đầu lòng); xem trong tang ma (ngày, giờ tắt thở, ngày, giờ chôn cất); xem ngày con, cháu chào đời (ngày sinh con trai, ngày sinh con gái); xem ngày đi đánh bẫy, đánh kẹp (ngày sát thú); xem ngày đi thăm bà con, bạn bè gần xa.

Người Mường quan niệm sao tua rua (người Mường gọi là sao roi - khao roi) là ngày sao đánh (ngày sao xấu), đây là những ngày xấu nhất trong một năm. Riêng tháng 3 có hai ngày (mùng 4 và 28), tháng 4 (26), tháng 5 (24)... Cách tính theo quy luật lùi dần, một tháng cách lùi hai ngày, còn các tháng được tính tiến theo thứ tự từ tháng 1 đến tháng 12. Đó là cách tính lịch ngày lui, tháng tới của người Mường, vì văn hóa Mường được tổng kết cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới.

Theo lịch Mường tháng 3 tương ứng với tháng 1 âm lịch. Cũng theo cách tính lịch dân gian của người Mường thì lịch Mường phải tính lùi một ngày so với âm lịch. Người Mường ăn tết cổ truyền như người Việt. Tất cả những ngày sao xấu họ kiêng không làm những công việc như: gieo trồng, làm nhà, hỏi vợ, làm vía, đi săn…; ngoài ra còn phải kiêng làm tất cả những công việc trên vào ngày chôn cất bố mẹ (người Mường gọi là ngày đi chợ về quê, hay ngày bố mẹ về rừng) và ngày lên nhà mới.

Ngoài việc kiêng kỵ ngày sao xấu, ngày chôn cất bố mẹ, người Mường còn quan niệm những ngày tốt, ngày xấu trong một tháng, tháng tốt, tháng xấu trong một năm để lựa chọn làm những công việc cho phù hợp. Quan niệm của người Mường về các tháng trong năm như sau:

Tháng giêng, gọi là tháng Phá ngàng: Phá nghĩa là phá hoại, ngàng là cản trở.

Tháng 2 + 3, gọi là tháng Cân trong: Cân nghĩa là công bằng, trong nghĩa là ở trong phạm vi gia đình.

Tháng 4, gọi là tháng Xướm trong: Xướm có nghĩa là bén, dính, trong nghĩa là ở trong phạm vi gia đình.

Tháng 5 + 6, gọi là tháng Kim trong: Kim có nghĩa là nhỏ, kém, trong có nghĩa là ở trong pham vi gia đình.

Tháng 7, gọi là tháng Phá rỏ: Phá có nghĩa là phá hoại, rỏ nghĩa là rơi rụng, mất mát.

Tháng 8 + 9, gọi là tháng Kim xa: Kim nghĩa là nhỏ, kém, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.

Tháng 10, gọi là tháng Xướm xa: Xướm có nghĩa là bén, dính, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.

Tháng một, tháng chạp, gọi là tháng Cân xa: Cân nghĩa là công bằng, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.

Từ quan niệm trên, người Mường thường xắp xếp những công việc phù hợp với từng tháng. Có một vấn đề được đặt ra đó là tại sao tháng 2 và 3, tháng 5 và 6, tháng 8 và 9, tháng một và chạp không tách riêng ra từng tháng mà gộp hai tháng làm một ? Phải chăng, lịch Mường không những chỉ để tính ngày mà còn để tính mùa vụ, bởi vì môi trường tự nhiên cũng như điều kiện khí hậu quy định thời tiết ở những khu vực cư trú của vùng Mường nói riêng có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông khá rõ rệt (nằm trong vùng khí hậu miền Bắc nước ta). Tháng Cân trong (2 + 3) là mùa xuân, tháng Kim trong (5 + 6) là mùa hạ, tháng Cân xa (8 + 9) là mùa thu, và tháng Kim xa (một + chạp) là mùa đông, đây cũng là những tháng sản xuất chính của mùa vụ. Tất cả những tháng đứng độc lập còn lại như tháng giêng, 4, 7, 10 được xem là những tháng giao - chuyển mùa, thường nhàn rỗi, nghỉ ngơi làm những công việc khác ít liên quan đến mùa vụ.

Ở trong mỗi tháng, người Mường quan niệm có ngày tốt, ngày xấu và nên làm những việc gì cho phù hợp với từng ngày trong tháng. Theo cách tính của lịch Mường lấy tên của tháng sau đặt cho ngày mùng 1 của tháng trước, (ví dụ: tháng giêng là tháng Phá ngàng, tháng hai là tháng Cân trong thì ngày mùng 1 của tháng giêng là ngày Cân trong...) và các ngày tiếp theo được tính thứ tự theo tên của các tháng, khi hết một vòng (8 ngày) thì lại tính quay lại một vòng khác cho đến hết tháng (đủ 30 ngày), tiếp tục chuyển sang các tháng khác cho đến vô cùng...

Theo quan niệm truyền thống của người Mường: ngày Phá ngàng là ngày xấu không nên làm gì; ngày Cân trong là ngày tốt làm được mọi việc; ngày Xướm trong là ngày tốt nhất cho việc cưới hỏi, đánh chài, câu cá; ngày Kim trong là ngày làm được mọi việc nhưng hiệu quả không cao; ngày Phá rỏ, giống như ngày Phá ngàng, nhưng riêng việc làm vía lại rất tốt; ngày Kim xa là ngày chỉ nên dành vào việc cúng đuổi ma là tốt nhất; ngày Xướm xa là ngày đi săn, đánh cá là tốt nhất; ngày Cân xa là ngày tốt nhất dành cho thăm hỏi bạn bè, anh em họ hàng, những công việc giao tiếp.

Người Mường tránh khởi công làm nhà, gieo trồng vào ngày sao tua rua đi qua mặt trăng. Đây là điều quan trọng mà ông bà, cha mẹ phải căn dặn con cháu trước khi về rừng (4).

Người Thái ở Thanh Hóa sống gần gũi với người Mường từ lâu đời nên đã sử dụng bộ lịch pháp này của người Mường như bộ lịch riêng của dân tộc mình. Do đó hai dân tộc Mường, Thái đã sử dụng bộ lịch này với mục đích gần như giống nhau.

Nhìn chung, lịch pháp của người Mường là một phần tri thức tộc người được bắt nguồn từ trong cuộc sống. Đây là những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều đời, được chắt lọc trong sản xuất, quan sát tự nhiên và những nghiệm sinh trong đời sống tinh thần,… dần dần trở thành phong tục, tập quán được mọi người trong cộng đồng tin và làm theo. Trong đời sống hiện đại, lịch pháp của người Mường vẫn còn có ý nghĩa nhất định về giá trị văn hóa, về tính bản địa của nền hóa Mường trong dòng chảy văn hóa dân tộc Việt Nam.

_______________

1. Theo số liệu thống kê trong tài liệu “Nghiên cứu vấn đề Mường nước” của Ban dân tộc miền núi Thanh Hóa (6-1975) ở Thanh Hóa có 38 mường của người Mường: Bá Thước có 11 mường, Cẩm Thủy có 9 mường, Như Xuân có 1 mường, Ngọc Lặc có 7 mường, Lang Chánh có 4 mường, Thạch Thành có 5 mường, và Yên Định có 1 mường. Các mường này tồn tại trước Cách mạng tháng Tám.

2. Cao Sơn Hải, Tục ngữ Mường Thanh Hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002.

                3, 4. Hoàng Anh Nhân, Văn hóa ẩm thực Mường, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2003.


Nguồn : Tạp chí VHNT số 313, tháng 7-2010

Tác giả : Mai Văn Tùng

;